Tại sao Microsoft “làm ngơ” với hàng triệu người dùng phần mềm lậu?
Có lẽ người dùng Windows, nhất là ở các nước đang phát triển, không còn xa lạ gì với việc lên Google tìm “Product Key” hay “Windows Activation” với hàng ngàn kết quả hướng dẫn vô cùng chi tiết vẫn ngang nhiên tồn tại suốt bấy lâu nay. Tất nhiên, con số thiệt hại của Microsoft là rất lớn nhưng có một nghịch lý là dường như hãng này càng ngày càng "nới tay" với giới sử dụng phần mềm lậu.
Câu hỏi đặt ra là, với tiềm lực mạnh như vậy, tại sao Microsoft không thực hiện những biện pháp xử lý trên diện rộng để loại bỏ tình trạng này?
Trước khi tìm câu trả lời, mời bạn tham gia thảo luận cùng các thành viên vieclamvui.edu.vn
Minh Hoàng chia sẻ: “Microsoft toàn kỹ sư thiên tài, muốn siết chặt bản quyền thì làm cái một, nhưng chẳng dại mà làm thế. Cứ thả cho người dùng phổ thông xài thoải mái. Đến lúc đi làm thì quen rồi, bắt buộc phải xài Win, xài cái khác nhân viên lại than trời đất lên. Lúc là doanh nghiệp rồi thì anh Mic nhảy vào bắt vi phạm. Nới lỏng người dùng cá nhân nhưng doanh nghiệp tổ chức thì không nhé. Cái giá của miễn phí là bị phụ thuộc.”
“Cứ làm như Microsoft không muốn khóa ấy, họ muốn nhưng chưa làm được, vì số lượng người ghét Microsoft nhiều nên họ luôn tìm cách bẻ khóa windows. Với tình cảnh như vậy, Microsoft phải tìm cách sống chung với lũ.
Cân nhắc giữa việc ngăn chặn bẻ khóa và lợi ích người dùng, thì họ chọn lợi ích người dùng. Bởi việc ngăn chặn bẻ khóa khắt khe sẽ làm người dùng chính thức (mua sản phẩm) gặp khó khăn trong sử dụng, như vậy là không tốt cho lợi ích lâu dài, nhất là với các đối tác sản xuất phần cứng.
Hãy xem iPhone, với hệ điều hành iOS, cả phần cứng lẫn phần mềm đều thuộc Apple mà Apple còn chưa ngăn chặn triệt để được việc iOS bị bẻ. Nói chi đến Microsoft với phần cứng thuộc về các hãng khác.” – Chia sẻ của Hưng Vũ.
Nguyễn Quốc nhận định: “Tôi thấy 2 lý do lớn để Microsoft làm vậy là do:
- Một, Microsoft không muốn làm vì có thể bị giảm doanh thu
- Hai, Microsoft không làm được vì không có cách nào.”
Lý do vì sao Microsoft không thẳng tay phạt hàng triệu người dùng phần mềm lậu – theo Cafebiz
Balaji Viswanathan, một cựu nhân viên Microsoft đã đưa ra câu trả lời thậm chí còn nhận được khá nhiều lượt upvote từ chính các nhân viên Microsoft trên Quora. Cụ thể, anh cho rằng Microsoft thực chất đã nỗ lực ngăn chặn nhưng vẫn cố ý bỏ ngỏ cho một bộ phận người dùng sử dụng "lậu" như một chiến lược marketing miễn phí.
Nhiều năm qua, gã khổng lồ phần mềm đã tiến hành không ít biện pháp khiến cho việc sử dụng phần mềm lậu khó khăn hơn, chẳng hạn như việc liên tục yêu cầu người dùng cập nhật Windows bản mới hay gây áp lực lên chính phủ các nước về vấn đề luật bản quyền. Nhiều doanh nghiệp cũng đã phải đầu tư mua phần mềm bản quyền để tránh rắc rối về sau.
"Chính hệ sinh thái khổng lồ đã thu hút không ít lập trình viên tham gia phát triển hàng ngàn phần mềm, ứng dụng cho Windows - điều mà Microsoft có dùng tiền hay các chiêu thức marketing rầm rồ cũng chưa chắc mang về được hiệu quả tương đương."
Một người dùng Quora khác có tên Mathew Lodge cũng đồng tình khi cho rằng tại các nước có tỷ lệ dùng lậu cao như Trung Quốc, Phillippines, Hong Kong, Malaysia,…, Microsoft đều phải thuê rất nhiều luật sư chống hàng giả và vi phạm bản quyền. Thế nhưng những luật sư này thường sẽ chỉ xử lý các công ty, tổ chức chứ không xử lý các cá nhân, bởi đơn giản người dùng cá nhân chắc chắn cũng chẳng có đủ tiền để đền bù kiện cáo về vi phạm bản quyền.
Đối với người dùng cá nhân, việc bảo vệ bản quyền có khó khăn hơn nhưng Microsoft cũng khôn khéo đưa ra các gói “Starter pack” giá rẻ cho người mới bắt đầu nhằm hạ thấp rào cản mua phần mềm thật với những ai chưa thực sự sẵn sàng.
Tuy nhiên, ngay cả khi người dùng phần mềm lậu quá đông, quá nguy hiểm đến mức không chống lại nổi thì Microsoft cũng…chẳng thiệt hại là bao, thậm chí còn được lợi từ nhóm này, tại sao vậy?
"Điều này có thể sẽ nhắc nhiều người nhớ đến chiến lược "dụ dỗ" tương tự của IBM khi xưa: Cung cấp phần mềm, khóa huấn luyện và chứng chỉ miễn phí có thể sẵn sàng sử dụng các phần mềm IBM tại các văn phòng, công sở. Thế nhưng, trong khi IBM vẫn phải chi tiền cho DVD, khóa huấn luyện và chứng chỉ thì Microsoft rõ ràng cao tay hơn, lại chẳng mất xu nào để có được kết quả như kỳ vọng."
Có hai lý do chính:
- Một là, nhóm người này hoàn toàn không được tính vào phần doanh thu bị mất bởi ngay cả khi không tải được phần mềm lậu thì khả năng cao họ cũng sẽ chẳng chịu bỏ tiền ra mua phần mềm bản quyền, đằng nào thì Microsoft cũng vẫn không thu được gì từ họ.
- Hai là, nếu phần mềm Microsoft crack không dễ kiếm như hiện nay, các “tín đồ Win lậu” kia hẳn đã quay sang dùng Linux, Mac,… cũng như nhiều phần mềm văn phòng mã nguồn mở khác, và Windows, Office có lẽ đã không phổ biến như ngày nay. Đây chính là kịch bản khủng khiếp nhất đối với Microsoft.
Những bản phần mềm “miễn phí” có thể lấy đầy rẫy từ internet hay đĩa cài này đã giúp Microsoft “nuôi” một lượng lớn trong số hàng triệu người dùng của hãng, đồng thời tạo nên một hệ sinh thái khổng lồ trên PC.
Ai cũng biết hệ sinh thái là thứ có thể nuôi sống và cũng có thể giết chết các phần mềm cũng như các công ty phát triển chúng. Chính hệ sinh thái khổng lồ đã thu hút không ít lập trình viên tham gia phát triển hàng ngàn phần mềm, ứng dụng cho Windows – điều mà Microsoft có dùng tiền hay các chiêu thức marketing rầm rộ cũng chưa chắc đã mang về được hiệu quả tương đương.
"Tuy nhiên ngay cả khi người dùng phần mềm lậu quá đông, quá nguy hiểm đến mức không chống lại được thì Microsoft cũng chẳng thiệt hại là bao, thậm chí còn được lợi từ nhóm này."
Chưa hết, những học sinh, sinh viên từng dùng Windows lậu rồi cũng sẽ đến lúc bước vào thị trường lao động. Đúng như Microsoft kỳ vọng, họ đã quen với Windows và vẫn sẽ tiếp tục trung thành với Windows, biến nó thành nền tảng tiêu chuẩn tại vô vàn công sở trên khắp thế giới. Microsoft chắc chắn sẽ để mất rất nhiều doanh thu nếu ngăn chặn những người này sử dụng Windows ngay từ khi họ mới chập chững làm quen với PC.
Chiến lược cố ý lỏng tay đó đã giúp Microsoft chiếm mất kha khá thị phần của Linux, tương tự như cách họ “cho không” trình duyệt Internet Explorer kèm trong Windows để đánh bại Netscape thuở nào. Bằng cách tung “Windows cho tất cả mọi người”, Microsoft ung dung chiếm trọn một mảng lớn thị trường mà không bao giờ phải lo đến chuyện có vi phạm luật chống độc quyền hay không.
Bảo tồn sự thống trị của Windows trên PC là mục đích cực lớn và có lẽ là lý do lớn nhất khiến Microsoft nhẹ tay với những người sử dụng crack như hiện nay. Đặc biệt khi mà kỷ nguyên hậu PC, thách thức lớn nhất mà Microsoft phải đối mặt từ ngày ra đời đến giờ, đang đến gần, bảo vệ sự phổ biến và thống trị của Windows cũng là cách duy nhất để duy trì sức mạnh của Microsoft.
Giờ thì có lẽ chúng ta nên đặt câu hỏi ngược lại: Tại sao Microsoft lại phải ghét bỏ những kẻ phát tán Windows lậu trong khi “công lao” của họ cũng không hề nhỏ chút nào?
Tại sao Microsoft “làm ngơ” với hàng triệu người dùng phần mềm lậu?, 1168, Academy.MuaBanNhanh.com, Uyên Vũ, Academy.MuaBanNhanh.com, 17/05/2017 17:30:36
Tại sao Microsoft “làm ngơ” với hàng triệu người dùng phần mềm lậu? - Hotline in ấn gặp CSKH 0901 189 365 - 0901 188 365 - 0906 819 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM | Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Bài hay sưu tầm
Các bài viết liên quan đến Tại sao Microsoft “làm ngơ” với hàng triệu người dùng phần mềm lậu? , Bài hay sưu tầm